Bá bệnh hay bách bệnh – Cây thuốc quý từ thiên nhiên

Cây thuốc Bá bệnh (tên khoa học Eurycoma Longifolia) theo kinh nghiệm dân gian có thể dùng toàn bộ rễ, thân, lá, quả để điều trị nhiều loại bệnh khác nhau. Do đó còn có tên gọi là cây Bách bệnh, ngoài ra loài cây này còn có tên gọi Mật nhân do vị đắng đặc trưng. Đây là loài cây có tính mát, thường xuất hiện trong nhiều bài thuốc điều trị gout, giải độc gan, cải thiện sinh lý cho phái mạnh… Trong bài viết này, Tiền Liệt Tuyến 3M sẽ mang đến cho quý bạn đọc thông tin về tác dụng và cách dùng loại cây này sao cho hiệu quả.

Bá bệnh là cây gì?

bá bệnh là cây gì?

Cây Bá bệnh còn được biết đến với nhiều tên gọi khác như Bách Bệnh, Mật Nhân. Tên khoa học là Eurycoma Longifolia, một loài thực vật bản địa ở Đông Nam Á, là một loại cây bụi cao, mảnh khảnh thường được tìm thấy dưới tán trong các khu rừng đất thấp đạt chiều cao khoảng 15 mét và thường mọc dưới tán những cây lớn hơn. Các lá không cuống gồm 13 đến 42 lá nhỏ xếp đối diện nhau. Mặt trên của lá Bá bệnh có màu xanh, mặt dưới có màu trắng. Hoa màu nâu đỏ và mọc thành chùm rất đặc trưng.

Tác dụng của cây Bá bệnh

Trong nhiều năm nghiên cứu người ta nhận thấy nhiều công dụng cây Bách bệnh mang lại. Tất cả các bộ phận của loài cây này bao gồm thân cây, vỏ thân, lá, rễ, quả đều được dùng làm thuốc, trừ hoa. Trong các bộ phân được sử dụng làm thuốc thì rễ cây là phần thường được sử dụng làm thuốc nhất.

Có thể thu hái các bộ phận của cây vào bất cứ thời điểm nào trong năm. Lá cây và quả thường sẽ được phơi khô ngay sau khi hái về. Rễ cây, thân cây và vỏ thân cần được chặt thành các khúc ngắn rồi mới đem phơi hoặc sấy.

tác dụng của cây bách bệnh

Tác dụng theo y học cổ truyền

Trong Đông y, Bá bệnh có vị đắng, tính mát, có thể giúp thanh nhiệt, lợi tiểu, lương huyết, cường dương, bổ thận.

Các ứng dụng chính của loại cây này bao gồm điều trbệnh chàm ở trẻ em, đi tiểu ra máu, đau lưng, đầy hơi và tiêu hóa chậm. Lá của cây có tác dụng rất tốt trong làm giảm vết ngứa, hỗ trợ giải rượu và trị giun, còn quả có tác dụng điều trị kiết lỵ.

Tác dụng theo y học hiện đại

Một số tác dụng của cây bách bệnh đã được khoa học xác nhận:

  • Trong các thử nghiệm trong phòng thí nghiệm sử dụng phương pháp nuôi cấy tế bào, người ta phát hiện ra rằng chiết xuất từ ​​Bá bệnh có khả năng chống lại ký sinh trùng gây bệnh sốt rét.
  • Các thí nghiệm được tiến hành trên động vật cho thấy dịch chiết từ Bá bệnh có đặc tính lợi mật đáng kinh ngạc. Nó làm tăng tốc độ tái tạo tế bào gan bị tổn thương, làm giảm tác động bất lợi của carbon tetrachloride lên bệnh nhân mắc bệnh gan. Khi dùng cho bệnh nhân, thuốc này làm giảm nồng độ bilirubin trong máu một cách hiệu quả.
  • Ngoài ra Bá bệnh cũng hỗ trợ việc thiếu máu, rối loạn tiêu hóa, tức ngực, hạ sốt cũng như đau gân và xương.

Bên cạnh đó, y học hiện đại cũng đã tiến hành nhiều nghiên cứu xác nhận tác dụng của Bá bệnh đối với sức khỏe nam giới. Thân và rễ của loại cây này chứa nhiều hợp chất khác nhau như Quassinoid, Triterpene, Alkaloid Canthin và Alkaloid Carbolin. Những hoạt chất này đặc biệt có lợi cho sức khỏe tình dục của nam giới. Chúng có khả năng làm tăng nồng độ Testosterone nội sinh, từ đó giải quyết các vấn đề sinh lý như:

  • Tăng cường ham muốn và cảm xúc khi quan hệ vợ chồng
  • Giảm rối loạn cương dương
  • Ngăn ngừa xuất tinh sớm
  • Cải thiện số lượng và chất lượng tinh trùng
  • Tăng cường sự hài lòng và giảm mệt mỏi sau khi quan hệ
  • Giảm triệu chứng mãn dục sớm ở nam giới

Vì vậy, Nam giới có thể kết hợp sử dụng loại thảo dược này hàng ngày để cải thiện nồng độ hormone nam nội sinh, tăng cường sinh lý nam và hỗ trợ cho các vấn đề tình dục. Tuy nhiên, đây là loại thảo dược có tác dụng khi sử dụng lâu dài chứ không có tác dụng ngay tại khi sử dụng nên nam giới cần lưu ý về mục đích sử dụng.

Công dụng cây Bá bệnh

Công dụng của Bá bệnh

Cây Bách bệnh được sử dụng nhiều trong các bệnh lý như:

  • Tăng cường chức năng sinh lý nam giới;
  • Hỗ trợ điều trị các bệnh về gan mật;
  • Hỗ trợ điều trị bệnh Gout;
  • Thúc đẩy tiêu hóa, giảm đau dạ dày;
  • Kiểm soát bệnh tiểu đường;
  • Giúp phụ nữ kinh nguyệt không đều và đau bụng kinh
  • Điều trị bệnh ghẻ lở và giảm ngứa chàm ở trẻ em;
  • Chữa bệnh kiết lỵ và tiêu chảy;
  • Hỗ trợ tẩy giun.

Cách sử dụng cây Bách bệnh

Có rất nhiều phương pháp sử dụng cây Bách bệnh, bao gồm ngâm rượu, sắc, sao vàng, tán thành bột. Nhưng phương pháp được sử dụng nhiều nhất là dùng rễ và vỏ cây được ngâm trong rượu và sao vàng cho đến khi ngửi thấy hương thơm của dược liệu. Sau đó, để nguội và nghiền thành bột mịn dùng với liều lượng 10 – 16g mỗi ngày, chia thành 2 – 3 lần. Nếu không thể nghiền mịn có thể đun cô đặc thành cao rồi sử dụng.

Mỗi đợt điều trị với Bách bệnh nên dùng tối đa 3 tháng sau đó nghỉ 1 tháng mới dùng tiếp.

Các bài thuốc có sử dụng Bá bệnh

lưu ý khi sử dụng cây bách bệnh

  • Đối với nam giới bị rối loạn cương dương, nên kết hợp Bá bệnh 400mg, tinh chất nhân sâm 50mg và linh chi 50mg được bào chế thành viên nang. Liều lượng và hướng dẫn sử dụng cần tuân thủ theo chỉ dẫn của thầy thuốc Đông y.
  • Để điều trị bệnh chàm ở trẻ em và giảm ngứa, ghẻ: lá cây Bá bệnh đun sôi với nước và dùng để tắm. Vùng da nhiễm bệnh nên rửa sạch bằng nước sạch sau đó có thể dùng lá giã nát đắp lên cho đến khi vết thương lành lại.
  • Đối với những người bị chướng bụng, khó tiêu, có thể dùng: 12g vỏ cây bách bệnh, 8g trần bì, 4g gừng khô, 6g nhục đậu khấu, 12g xích phục linh và 4g cam thảo. Sắc uống hàng ngày 1 lần trong khoảng thời gian 5 – 7 ngày.
  • Để điều trị các vấn đề về tiêu hóa, ăn không tiêu, đầy bụng: 20g rễ Bá bệnh và 10 quả chuối sứ khô rang vàng có thể ngâm trong 1 lít rượu trắng. Sau khi ngâm khoảng 7 ngày, uống ngày 3 lần, mỗi lần khoảng 30ml.

Những bài thuốc trên chỉ mang tính tham khảo, nếu người bệnh muốn sử dụng những bài thuốc này thì cần tới các phòng khám Đông y để được thầy thuốc bốc thuốc theo đúng tình trạng bệnh và thể trạng của bản thân.

Bên cạnh đó, hiện nay có thể dễ dàng tìm kiếm các sản phẩm thực phẩm bổ sung, thuốc hay thực phẩm chức năng có thành phần Bá bệnh đơn trị hoặc đa trị. Với nhiều loại hoạt chất kết hợp hiệu quả với nhau nên người bệnh có thể yên tâm sử dụng dễ dàng theo hướng dẫn từ Dược sĩ chuyên môn.

Tác dụng phụ của cây Bá bệnh

Bài thuốc sử dụng cây Bá bệnh

Người bệnh cần lưu ý khi gặp các tác dụng phụ dưới đây hãy ngưng sử dụng bài thuốc chứa Bá bệnh hoặc các thực phẩm chức năng, thực phẩm bổ sung chứa thành phần Bá bệnh:

  • Ngủ không ngon giấc, mất ngủ, mất ngủ kéo dài.
  • Bồn chồn, lo lắng, nóng nảy, tức giận.
  • Đau đầu, chóng mặt, buồn nôn.
  • Hạ huyết áp, hạ đường huyết.

Các đối tượng cần lưu ý khi sử dụng cây Bách bệnh

  • Để tránh những phản ứng không mong muốn, gây ảnh hưởng tiêu cực tới sức khỏe, những đối tượng sau đây không nên dùng cây bá bệnh:
  • Bệnh nhân đái tháo đường đang sử dụng insulin để kiểm soát đường huyết cần thận trọng do nguy cơ hạ đường huyết khi kết hợp với Bá bệnh. Điều này có thể cực kỳ nguy hiểm và đe dọa tính mạng.
  • Những người có hệ miễn dịch yếu, ung thư, bệnh mãn tính cũng nên thận trọng khi sử dụng sản phẩm này.

Những lưu ý khi sử dụng cây Bá bệnh

  • Cần tham khảo ý kiến Bác sĩ trước khi sử dụng dược liệu hoặc các sản phẩm có chứa thành phần Bá bệnh.
  • Không nên sử dụng nếu thấy dược liệu bị mốc, hôi, đổi màu sắc.
  • Thuốc sau khi sắc chỉ nên uống trong ngày không nên để lâu
  • Nên sử dụng dược liệu có nguồn gốc rõ ràng, dùng phương pháp thích hợp để điều chế.

Kết luận

Cây Bá bệnh thường được mệnh danh là “cây chữa bách bệnh”, nhưng điều quan trọng cần lưu ý là không có một loại thuốc nào có khả năng chữa khỏi tất cả các bệnh. Yếu tố then chốt để điều trị hiệu quả là đúng người, đúng bệnh và đúng thuốc. Ngoài ra, không phải ai cũng phù hợp để sử dụng loại thuốc đặc biệt này.

Vì vậy, những người đang mắc bệnh muốn dùng bất kỳ loại thuốc nào hay dược liệu nào cần tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa. Tránh việc sử dụng bừa bãi và gây nên những bất lợi tiềm ẩn. Tiền Liệt Tuyến 3M luôn sẵn sàng giải đáp thắc mắc của các quý bạn đọc ngay tại website và tại fanpage Tiền Liệt Tuyến 3M – Giải pháp toàn diện cho phì đại, u xơ tuyến tiền liệt. Nếu cần được tư vấn trực tiếp, vui lòng liên hệ tới hotline 0833.503.111 để được Dược sĩ chuyên môn giải đáp nhanh chóng nhất các vấn đề quý bạn đọc đang gặp phải.

Ngày viết:

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *