Rối loạn tiểu tiện – Nguyên nhân do đâu, điều trị sao cho hiệu quả?

Rối loạn tiểu tiện thường gặp ở những người mắc bệnh về tiết niệu hoặc người cao tuổi. Tình trạng này gây ảnh hưởng rất lớn đến sinh hoạt và chất lượng cuộc sống của người bệnh. Hiểu rõ về bệnh giúp chúng ta chủ động phòng tránh, cải thiện và điều trị hiệu quả. Trong bài viết này, Tiền Liệt Tuyến 3M sẽ đi sâu về nguyên nhân và cách điều trị chứng rối loạn tiểu tiện hiệu quả.

Rối loạn tiểu tiện là gì?

triệu chứng rối loạn tiểu tiện

Bàng quang có chức năng như một nơi chứa nước tiểu do thận sản xuất. Thông thường, nó có khả năng chứa 400 – 600ml nước tiểu. Lượng nước tiểu mà người lớn bài tiết một ngày dao động từ 1 – 2 lít, tùy thuộc vào các yếu tố như lượng nước uống vào, mức độ hydrat hóa, hoạt động thể chất hay thời tiết… Tần suất đi tiểu mỗi ngày thường khoảng 6 đến 8 lần, kèm theo cảm giác muốn đi tiểu mạnh, dòng nước đều đặn và cảm giác rỗng hoàn toàn khi tiểu xong. Hơn nữa, chúng ta có khả năng nhịn tiểu nếu hoàn cảnh bên ngoài không thuận lợi.

Rối loạn tiểu tiện là những thay đổi bất thường trong quá trình đi tiểu, bao gồm: Tiểu gấp, đi tiểu nhiều lần trong ngày, tiểu không kiểm soát, tiểu không hết, bí tiểu, rò rỉ nước tiểu hoặc có máu trong nước tiểu. Những tình trạng này được Hội Niệu Khoa Hoa Kỳ gọi chung là triệu chứng đường tiết niệu dưới (LUTS).

Triệu chứng này có thể gặp ở cả hai giới nhưng LUTS thường gặp ở nam nhiều hơn nữ, nên rối loạn tiểu tiện ở nam đi kèm với “Male” tức là Male LUTS (rối loạn tiểu tiện ở nam giới).

Phân nhóm triệu chứng rối loạn tiểu tiện

Triệu chứng đổ đầy (giai đoạn lưu trữ nước tiểu)

  • Tần suất đi tiểu tăng: Trong giai đoạn này, lượng nước tiểu, đặc điểm và cảm giác đi tiểu đều bình thường. Tuy nhiên, người bệnh sẽ đi tiểu hơn 8 lần trong ngày.
  • Tiểu đêm: Tiểu đêm là hiện tượng một người phải thức dậy và đi tiểu nhiều hơn 2 lần trong đêm.
  • Tình trạng tiểu gấp: Đặc trưng bởi cảm giác muốn đi tiểu gấp rút, ngay cả khi bàng quang chưa đầy.
  • Tiểu không tự chủ: Đột ngột ra nước tiểu một cách không chủ ý mà không hề hay biết hoặc ra nước tiểu không kiểm soát khi gắng sức (ho, hoạt động mạnh…)

rối loạn tiểu tiện ở nam giới

Triệu chứng bài tiết nước tiểu (giai đoạn tống xuất)

  • Tiểu khó, phải rặn tiểu: Dòng nước tiểu bị gián đoạn không liên tục. Người bệnh cần dùng lực ở bụng để tống nước tiểu ra ngoài.
  • Tia nước tiểu yếu, tiểu ngập ngừng, tiểu ngắt quãng: Dòng nước tiểu yếu, được biểu thị bằng chỉ số đo lưu lượng nước tiểu Qmax thấp. Do tuyến tiền liệt phì đại và gây áp lực lên ống dẫn nước tiểu (niệu đạo), nước tiểu còn sót lại trong bàng quang kích thích lên bàng quang gây mót tiểu thường xuyên

Triệu chứng sau khi đi tiểu (giai đoạn sau tống xuất)

  • Tiểu nhỏ giọt sau đi tiểu: Rỉ tiểu sau khi đã mặc lại quần, có thể dẫn đến tiểu lâu.
  • Đi tiểu không hết, tiểu rỉ cuối dòng: Bệnh nhân có cảm giác còn nước tiểu còn sót lại trong bàng quang và buồn tiểu trở lại.
  • Đau bàng quang: Bệnh nhân có cảm giác đau và căng tức ở bàng quang sau khi tiểu.

Các nguyên nhân thường gặp

Rối loạn tiểu tiện do bệnh lý

nguyên nhân rối loạn tiểu tiện

Rối loạn tiểu tiện ở nam giới có thể là hậu quả của các bệnh lý như:

  • Phì đại tuyến tiền liệt ở nam giới (BPE): Khi tuyến tuyền liệt phì đại gây chèn ép lên ống niệu khiến bệnh nhân khó khăn khi đi tiểu, bàng quang không tống hết nước tiểu và dòng nước tiểu yếu. Thường gặp 50% ở nam giới 51 – 60 tuổi và 90% khi trên 80 tuổi.
  • Viêm đường tiết niệu: Vì nhiều nguyên nhân dẫn đến các vi khuẩn đi vào trong đường tiết niệu. Sự xuất hiện của vi khuẩn khiến niêm mạc sưng tấy gây chèn ép có thể dẫn đến đi tiểu dai dẳng, đau bụng dưới, đi tiểu đau, đi tiểu thường xuyên và khó chịu. Những triệu chứng này thường dễ tái phát nhiều lần nếu nguyên nhân nhiễm trùng không được điều trị dứt điểm.
  • Sỏi tiết niệu: Sỏi có thể ở bất kỳ đâu (thận, niệu quản, bàng quang, niệu đạo). Bệnh nhân bị sỏi tiết niệu chèn ép gây các triệu chứng như tiểu đêm, mất ngủ, tiểu khó, nước tiểu đục, cảm giác nóng rát, đau thắt lưng,… Viên sỏi có thể cọ sát có khi khiến nước tiểu lẫn máu, đau tức vùng lưng, mệt mỏi cả ban ngày lẫn ban đêm.
  • Ung thư tuyến tiền liệt, ung thư bàng quang: Bệnh nhân có thể đi tiểu ra máu và đi tiểu ngắt quãng, dòng nước tiểu yếu, tiểu không hết bãi,… Đồng thời đi kèm cơn đau quặn thận, đau hạ sườn, đau bàng quang.
  • Một số tình trạng bệnh lý như bệnh đái tháo nhạt và bệnh tiểu đường có thể gây ra lượng nước tiểu quá nhiều, dẫn đến việc đi tiểu thường xuyên.

Rối loạn tiểu tiện do chế độ sinh hoạt

  • Uống quá nhiều thức uống vào buổi tối (chẳng hạn như canh, rượu, cà phê hoặc trà) có thể dẫn đến tăng sản xuất nước tiểu, dẫn đến tình trạng tiểu đêm.
  • Sử dụng thuốc lợi tiểu để điều trị tăng huyết áp, suy tim, xơ gan và suy thận.
  • Các yếu tố tâm lý, chẳng hạn như căng thẳng và lo lắng, có thể gây ra tình trạng đi tiểu thường xuyên, ngay cả khi xét nghiệm nước tiểu cho kết quả bình thường.
  • Khi tuổi càng lớn, khả năng giữ nước tiểu càng kém, chức năng cô đặc nước của thận ngày càng giảm.

Phương pháp chẩn đoán rối loạn tiểu tiện ở nam giới

Chẩn đoán rối loạn tiểu tiện

Để xác định rối loạn tiểu tiện, bác sĩ sẽ dựa vào tiền sử bệnh, khám lâm sàng, có thể yêu cầu bệnh nhân ghi lại nhật ký đi tiểu. Sau đó, sẽ thực hiện các kỹ thuật chẩn đoán khác nhau bao gồm siêu âm bụng, phân tích nước tiểu và đo lưu lượng nước tiểu. Vài phương pháp chẩn đoán đặc hiệu như:

  • Niệu động học (Urodynamics): Là một phương pháp quan trọng để phát hiện những bất thường ở bàng quang và cơ thắt bàng quang. Phương pháp này sử dụng một ống thông có đầu cảm biến được đưa vào bàng quang hoặc trực tràng để đo áp lực bàng quang và bụng. Điều này giúp xác định hoạt động của bàng quang trong giai đoạn đổ đầy (giai đoạn lưu trữ nước tiểu).
  • Niệu đồ dòng (Uroflowmetry): Là một phương pháp chẩn đoán chính xác các kiểu đi tiểu hàng ngày. Bệnh nhân đi tiểu vào hệ thống bồn tiểu được kết nối với máy, giúp đánh giá lưu lượng và thể tích nước tiểu bất thường.

Điều trị rối loạn tiểu tiện

Việc điều trị rối loạn tiểu tiện phụ thuộc vào loại rối loạn cụ thể và mức độ nghiêm trọng của nó. Dựa vào đó, bác sĩ sẽ xác định phương pháp điều trị thích hợp. Thông thường, các phương pháp ít xâm lấn được ưu tiên cho bệnh nhân hơn.

Kiểm soát hành vi và thói quen

  • Rèn luyện chức năng bàng quang: Ban đầu, khi cảm thấy buồn tiểu, hãy tập nhịn tiểu trong khoảng 10 phút và dần dần kéo dài thời gian nhịn tiểu. Đặt mục tiêu cách nhau 2 đến 4 giờ giữa các lần đi tiểu. Cách rèn luyện này có thể giúp giảm tần suất đi tiểu.
  • Đi tiểu theo lịch trình: Bệnh nhân có thể thiết lập thói quen đi tiểu đều đặn, cứ cách 2 tiếng 1 lần dù có buồn tiểu hay không.
  • Đi tiểu đúp: Cố gắng đi hết nước tiểu mỗi lần đi tiểu và sau khi tiểu xong hãy đợi thêm vài phút để tiểu lần nữa cho hết hẳn nước tiểu.
  • Kiểm soát chế độ ăn uống: Sửa đổi các thói quen như giảm các chất kích thích hoặc lợi tiểu như rượu và đồ uống có chứa caffein, nước chứa nhiều acid, cay nóng. Uống ít nước vào ban đêm.

Tăng cường cơ sàn chậu bằng cách tập thể dục

bài tập kegel cho nam giới

Bệnh nhân được khuyến khích tập các bài thể dục nhằm mục đích tăng cường cơ đáy chậu để kiểm soát tiểu tiện tốt hơn. Bài tập để luyện các cơ đáy chậu tốt nhất là bài tập Kegel. Nó mang đến hiệu quả cho những người mắc chứng tiểu gấp, rò rỉ nước tiểu khi tăng áp lực ổ bụng, tiểu không kiểm soát.

Để thực hiện bài tập này, bạn đọc hãy giữ suy nghĩ mình đang cố gắng kiềm chế đi tiểu và thực hiện các động tác:

  • Co thắt các cơ sàn chậu, giữ động tác này khoảng 2 giây, sau đó thư giãn khoảng 3 giây đối với người mới và cảm thấy khó khăn khi tập. Nếu được, hãy giữ động tác này trong 5 giây và thư giãn khoảng 5 giây.
  • Cố gắng tăng thời gian co thắt các cơ lên 10 giây, lặp lại động tác 10 lần.
  • Mỗi ngày có thể tập 10 lần, tập liên tục trong 1 thời gian để thấy hiệu quả.

Kích thích điện

Kích thích điện là sử dụng các điện cực mức độ thấp đưa vào trực tràng hoặc phía sau xương cùng hay kích thích thông qua đường đi của thần kinh chày sau. Việc này hỗ trợ những người bệnh đi tiểu không tự chủ, khó nhịn tiểu kiểm soát chức năng của bàng quang. Tuy nhiên, hiệu quả của phương pháp này khó có thể thấy được ngay sau một vài buổi điều trị mà thường mất đến vài tháng để thấy rõ được hiệu quả.

Điều trị rối loạn tiểu tiện bằng thuốc

Bác sĩ sẽ chỉ định thuốc cho bệnh nhân tùy theo tình trạng bệnh, nguyên nhân gây bệnh, thể trạng bệnh nhân,… Với bệnh nhân bị rối loạn tiểu tiện do bệnh lý, các bác sĩ sẽ kê thêm các thuốc điều trị nguyên nhân bên cạnh các thuốc điều trị triệu chứng. Các thuốc thường được chỉ định bao gồm:

  • Thuốc kháng cholinergic (darifenacin, solifenacin, tolterodine), mirabegron: 2 nhóm thuốc này đều hoạt động bằng cách giảm co thắt bàng quang, giảm bớt cảm giác muốn đi tiểu liên tục và giảm tần suất đi tiểu.
  • Thuốc chẹn alpha (tamsulosin, alfuzosin, doxazosin): Đây là nhóm thuốc với cơ chế làm giãn cơ trơn cổ bàng quang và các sợi tuyến tiền liệt liệt, giúp làm rỗng bàng quang.
  • Estrogen dùng tại chỗ là một lựa chọn điều trị khác có thể được kê đơn. Bệnh nhân có thể dùng các chế phẩm estrogen liều thấp tại niệu đạo để làm giảm các triệu chứng.
  • Tiêm Botulinum toxin type A: Đây là biện pháp chỉ được bác sĩ chỉ định khi các phương pháp điều trị thông thường thất bại. Hiệu quả tiêm thường kéo dài khoảng 6 tháng, sau thời gian này bệnh nhân sẽ cần phải tiêm lại.

Phẫu thuật

Nếu tất cả các phương pháp điều trị nêu trên đều không hiệu quả, phẫu thuật thường được coi là giải pháp cuối cùng. Các phương pháp phẫu thuật cụ thể được bác sĩ lựa chọn sẽ tùy thuộc vào loại rối loạn tiểu tiện và có thể bao gồm phẫu thuật treo cổ bàng quang, phẫu thuật treo niệu đạo, cấy ghép cơ vòng nhân tạo hoặc phẫu thuật mở rộng bàng quang.

Cần lưu ý là các thủ tục này có thể nhanh thấy kết quả nhưng kèm theo có nhiều biến chứng, bao gồm chảy máu, nhiễm trùng hoặc kết quả sẽ không như mong đợi.

Phòng tránh rối loạn tiểu tiện

luyện tập thể dục phòng tránh rối loạn tiểu tiện

Rối loạn tiểu tiện do nhiều yếu tố khác nhau gây ra. Vì vậy, kiểm soát không để bệnh tiến triển hoặc dự phòng là phương pháp cần thiết hơn cả. Khi một người gặp các triệu chứng bất thường tại đường tiết niệu ở giai đoạn đầu, nên gặp các bác sĩ tiết niệu để có hướng dẫn điều trị sớm. Để phòng ngừa có một số biện pháp hiệu quả được sử dụng như:

  • Vệ sinh đường tiết niệu ngoài hàng ngày, để ngăn ngừa nhiễm trùng đường tiết niệu.
  • Tập thể dục thường xuyên và phù hợp là rất quan trọng. Đi bộ, tập yoga, Kegel là những bài tập hiệu quả và có ích với đường tiết niệu.
  • Tránh uống nhiều chất lỏng vào ban đêm. Hạn chế chất lợi tiểu như cà phê, trà và những chất gây kích thích đường tiết niệu như đồ cay nóng, thức uống chua.
  • Chế độ ăn uống cân bằng, hạn chế tiêu thụ tinh bột có đường và mỡ động vật, đồng thời tăng cường ăn rau và trái cây. Điều này giúp hạn chế béo phì giảm áp lực lên bàng quang và đường tiết niệu.

Kết luận

Rối loạn tiểu tiện gây rất nhiều bất tiện trong sinh hoạt cũng như cuộc sống của người bệnh. Nguyên nhân căn bệnh này không chỉ do bệnh lý mà còn có thể do chế độ sinh hoạt, ăn uống của người bệnh. Vậy nên mỗi người cần có chế độ sinh hoạt hợp lý, uống đủ nước, ăn đầy đủ các chất, tránh các chất kích thích, tập thể dục hàng ngày… để có hệ tiết niệu khỏe mạnh.

Nếu bệnh nhân gặp tình trạng rối loạn tiểu tiện nguyên nhân do U xơ – Phì đại lành tính tuyến tiền liệt thì có thể tìm đến Tiền Liệt Tuyến 3M. Với bộ 4 thành phần có tác dụng vàng lên tuyến tiền liệt, sản phẩm sẽ hỗ trợ giảm các triệu chứng rối loạn tiểu tiện chỉ trong 13-15 ngày sử dụng. Đồng thời sau 3 tháng sử dụng sẽ cải thiện được kích thước tuyến tiền liệt về mức tối ưu.

Tiền Liệt Tuyến 3M có giá niêm yết 350.000đ/ hộp 50 viên. Để được mua 3 hộp tặng 1 hộp giảm 50.000đ và miễn phí vận chuyển, quý bạn đọc hãy đặt hàng ngay tại website Tiền Liệt Tuyến 3M. Nếu có bất cứ câu hỏi gì liên quan đến bệnh U xơ – Phì đại tuyến tiền liệt hoặc sản phẩm Tiền Liệt Tuyến 3M, hãy liên hệ với chúng tôi qua hotline 0833.503.111 hoặc fanpage Tiền Liệt Tuyến 3M – Giải pháp toàn diện cho phì đại, u xơ tuyến tiền liệt.

Ngày viết:

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *